Hiện nay, cân điện tử tính tiền ngày càng được sử dụng phổ biến hơn trong các siêu thị, nhà hàng, khu chợ... Nhờ sự tiện lợi và độ chính xác cao của cân điện tử, người dùng có thể tiết kiệm được thời gian và tiền bạc, nâng cao hiệu quả trong công tác bán hàng. Vậy bạn có từng thắc mắc cân điện tử gồm những bộ phận gì không? Hãy cùng cân điện tử NiNDA tìm hiểu nhé!
I. Cấu tạo chung của cân điện tử
Về tổng quan cấu tạo của cân tính tiền điện tử gồm 2 phần chính đó là phần cơ khí (hay còn gọi là phần đòn cân) và phần điện gồm các mạch tính hiệu điện tử.
Phần cơ khí của cân tính tiền điện tử phần lớn đều bao gồm khung và bàn cân, ngoài ra, một số loại cân khác nhau còn có các bộ phận khác nhau như: bộ phận giá đỡ, khung cơ khí, khung bảo vệ, … Với các nhu cầu, mục đích sử dụng khác nhau mà cấu tạo và kích thước của các bộ phận cơ khí ở cân tính tiền điện tử cũng khác nhau. Ví dụ đối với các loại cân tính tiền công nghiệp phần cơ khí của máy sẽ cồng kềnh và nặng.
Phần điện của cân tính tiền điện tử gồm có Loadcell- bộ phận cảm biến trọng lượng và bộ phận hiển thị của cân. Loadcell được coi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu tạo của cân điện tử nói chung và cân tính tiền điện tử nói riêng.
II. Chi tiết cấu tạo cân tính tiền điện tử
Cân điện tử tính tiền gồm 5 Bộ phận cơ bản như sau:
1. Loadcell – Cảm biến lực
Chức năng của Loadcell trong cân tính tiền điện tử là bộ phận truyền tín hiệu vào bo mạch khi có vật được đặt trên đĩa cân.
Loadcell là một thiết bị có điện trở thay đổi khi bị nén lại hay kéo dãn ra, được cung cấp một nguồn điện ổn định. Trong cân tính tiền điện tử, Loadcell được cố định 1 đầu, đầu còn lại tự do và gắn với mặt bàn cân. Khi ta đặt một vật lên đĩa cân, khối lượng của vật sẽ tác động 1 lực lên bàn cân làm loadcell bị uốn cong. Điện trở sẽ bị kéo dãn và thay đổi. Sự thay đổi điện trở này có liên hệ chặc chẽ với khối lượng của vật được cân.
2. Đĩa cân
Đĩa cân hay bàn cân là một mặt phẳng để đặt vật cần cân lên của cân tính tiền điện tử. Chất liệu của bàn cân rất đa dạng nhưng phổ biến nhất vẫn là chất liệu Inox chống gỉ sét dễ dàng vệ sinh
3. Mạch khuếch đại
Mạch khuếch đại sẽ có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu điện từ Loadcell vì tín hiệu này thường rất nhỏ (mV) nhằm giúp bộ xử lý nhận tín hiệu rõ hơn, giảm thiểu tối đa sai số khi cân đo
4. Mạch chuyển đổi tín hiệu và bộ vi xử lý
Sau khi tín hiệu điện từ Loadcell được khuếch đại qua mạch khuếch đại sẽ tới bộ phận chuyển đổi và xử lý tín hiệu. Lúc này tín hiệu điện- tín hiệu Analog được nhận diện và chuyển đổi sang dạng tín hiệu Digital – tín hiệu số. Trong kỹ thuật, mạch chuyển đổi còn được gọi là mạch A/D
5. Bộ chỉ thị và phím tương tác
Bộ phận chỉ thị và các phím chức năng sẽ gồm một màn hình LED, LCD,… để hiển thị các giá trị cân đo, tính tiền và các phím điều khiển chức năng giúp thực hiện các nhu cầu của người dùng. Các phím thông dụng trên một thiết bị cân tính tiền điện tử: ZERO/TARE, ADD,… Tổng các phím trên bàn cân có thể lên tới 18 nút.
Với mỗi mục đích khác nhau các cân tính tiền điện tử sẽ có thiết kế và tải trọng khác nhau nhưng vẫn luôn gồm có 5 bộ phận cơ bản nêu trên.
III. Những Lưu ý để sử dụng cân tốt nhất
Để cân có thể hoạt động tốt cần chú ý:
Không tác động lực bất ngờ lên bàn cân có thể gây biến dạng bàn cân, ảnh hưởng đến tính chính xác của thiết bị
Không cân quá giới hạn của cân, chỉ cân trong khoảng cho phép để đảm bảo tuổi thọ cho Loadcell
Không bảo quản cân trong môi trường ẩm thấp, ướt vì dễ làm hỏng các bo mạch trong cân và các phím chức năng, màn hình hiển thị
Vệ sinh định kỳ và thường xuyên để mặt cân luôn mới và đảm bảo vệ sinh
Bảo hành đúng thời hạn.
Kết luận:
Thiết bị cân tính tiền điện tử 2 trong 1, vừa cân đo khối lượng vừa tính thành tiền cho các sản phẩm giúp người bán hàng tiết kiệm thời gian tính tiền cho khách đồng thời tránh rủi ro nhầm lẫn, thất thoát do tính sai. Hiểu biết về cấu tạo của cân tính tiền điện tử nói riêng hay cân điện tử nói chung sẽ giúp bạn quản lý và bảo quản thiết bị này tốt hơn và hiệu quả hơn. Hy vọng bài viết của chúng tôi hữu ích với quý bạn đọc.